MENTORING LÀ GÌ? VÌ SAO CHÚNG TA CẦN MENTORING?

Những năm gần đây, hoạt động Mentoring dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Nhưng trên toàn cầu, nhất là tại những quốc gia phát triển, từ lâu đây là một phương thức được hưởng ứng, đón nhận, và áp dụng rộng rãi – ngay cả với những “ông trùm” hàng đầu thế giới. Điều này ảnh hưởng không chỉ bởi một lớp người trẻ năng động, luôn không ngừng học hỏi, tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân và sự nghiệp, mà còn là văn hóa muốn đóng góp, chia sẻ của những người đã có nhiều kinh nghiệm, những thành công và vị thế nhất định trong xã hội về một mảng kiến thức nào đó.

Mentoring là gì?

Mentoring (cố vấn) đại diện là một mối quan hệ hợp tác mang tính phát triển, trong đó, Mentor (người dẫn dắt) cố vấn, giám sát và hỗ trợ sự phát triển của Mentee (người được dẫn dắt) về một vấn đề nào đó (phát triển bản thân, sự nghiệp) thông qua các hoạt động trực tiếp/gián tiếp gặp mặt, hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ tâm lý đồng thời nâng đỡ hoặc đỡ đầu. Mối quan hệ giữa Mentor – Mentee xây dựng và duy trì bằng sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Có thể bạn chưa biết, nhưng chính Steve Jobs là Mentor của ông hoàng Facebook Mark Zukerberg. Steve giúp Mark định hướng nhiều chiến lược và cơ hội cho “đứa con tinh thần” của Mark, đưa Facebook trở thành kênh social media thống lĩnh thị trường quảng cáo trên mạng xã hội.

Vì sao chúng ta cần Mentoring?

“Muốn đi nhanh hãy đi một mình nhưng nếu muốn đi xa hãy đi cùng nhau”

Mentorship là một mối quan hệ hai chiều. Cả Mentor và Mentee đều nhận lại lợi ích nhất định về phía mình

Đối với Mentee, nhờ có sự khai thác từ Mentor, Mentee sẽ hiểu hơn về bản thân mình, xác định rõ định hướng của bản thân muốn phát triển về mảng gì để khai thác tối đa thời gian Mentor dành cho mình. Bạn đã nghe câu này chưa: “Fail fast, fail smart” ,những gì Mentor hướng dẫn là điều họ đã thực hành nhiều và đúc kết được, vậy nên Mentee chẳng khác gì đang đọc một cuốn sách đầy kiến thức mà được tương tác trực tiếp với tác giả vậy. Mentor như chiếc GPS, giúp Mentee tránh”lạc hướng” và đạt được mục tiêu nhanh hơn. Thiên tài Isaac Newton từng nói: “Nếu tôi nhìn được xa hơn những người khác thì đó là vì tôi đứng trên vai của những người khổng lồ.” Đây cũng là điều lý giải vì sao người thành công nhìn thấy được nhiều điều hơn đa số mọi người không phải vì họ giỏi hơn bất kỳ ai khác – mà đơn giản chỉ là họ được dạy bởi những người giỏi nhất.

Mentee cũng có thêm động lực thúc đẩy thiết lập và nỗ lực hành động để hoàn thành mục tiêu, Mentor cho phép các cá nhân xác định mục tiêu nghề nghiệp của họ một cách thực tế. Những mục tiêu này thường tập trung vào hai khía cạnh trong sự nghiệp, đó là xây dựng kỹ năng và phát triển chuyên môn. Có thêm một người giám sát và cùng đồng hành, Mentee nâng cao mức độ cam kết với những gì mình đặt ra. Hơn nữa, Mentee có thêm mối quan hệ mang tính phát triển nếu họ hoàn thành quá trình Mentoring một cách tốt đẹp, độ tin tưởng trong mối quan hệ giữa họ và Mentor sẽ càng tăng, giúp họ có thêm một mối quan hệ hơn cả bạn bè đơn thuần, đồng thời, có thêm nhiều cơ hội networking với những người giỏi hơn trong lĩnh vực muốn theo đuổi.

Đối với Mentor, họ sẽ có được sự hài lòng thông qua việc hỗ trợ một người khác, nhận được sự tôn trọng và quyết tâm của Mentee; từ đó, Mentor có thể tăng cường sự hài lòng trong công việc và lòng tự tôn về giá trị của mình. Không chỉ Mentee mà Mentor cũng củng cố thêm nhiều kĩ năng cho công việc chẳng hạn như kĩ năng lắng nghe, thuyết phục, giải quyết tình huống, khả năng đọc vị, kỹ năng lãnh đạo,… trong quá trình tư vấn/hướng dẫn. Họ cũng có thể thay đổi cách truyền đạt và giảng dạy cho mình để đạt hiệu quả cao hơn cho những lần Mentoring kế tiếp. Hơn nữa, khi mang lại giá trị cho một ai đó, mentor nhận lại được sự tôn trọng và chân thành, Mentee cũng có thể là người mang lại cho họ giá trị trong công việc sau này.

Tuy nhiên, Mentor cũng chỉ là một người bạn đồng hành, Mentee vẫn là người hiểu bản thân nhất, tự đưa ra quyết định, thực hiện một cách kỉ luật và chủ động hỏi ý kiến đóng góp từ Mentor của mình.

Muốn hiểu rõ hơn về Mentoring; làm thế nào để xây dựng và duy trì mối quan hệ Mentoring hiệu quả, bạn hãy xem qua Mentoring Guideline được soạn bởi anh Huỳnh Công Thắng – Sáng lập Lead The Change tại đây nhé!

Mentee tìm được người Mentor phù hợp, Mentor tìm được Mentee trách nhiệm, quyết tâm đều là sự may mắn. Mentoring là một mối quan hệ quý giá và không thể đánh giá bằng tiền bạc. Nếu bạn là Mentor/Mentee mong muốn tạo mối quan hệ Mentoring giá trị và đóng góp cho xã hội, dự án Give It Back là nơi dành cho bạn. Đây là mô hình Mentoring 1-on-1 phi lợi nhuận của Lead The Change nhằm đóng góp vào QUỸ CỘNG ĐỒNG ỨNG PHÓ VỚI DỊCH COVID-19 (COVID-19 Response Community Fund) của Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Cộng đồng LIN. Mục đích của dự án là hỗ trợ cho các NPOs bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi tình hình dịch bệnh Covid-19, cung cấp các nguồn hỗ trợ hiệu quả cho cộng đồng người yếu thế. Nguồn quỹ sẽ được phân phối đến các tổ chức đang thật sự cần.

📌Đăng ký là Mentor của dự án tại đây: http://bit.ly/GIB20_Mentor
📌Đăng ký là Mentee của dự án tại đây: http://bit.ly/GIB20_Mentee
📌Tìm hiểu thêm về chương trình tại đây: https://leadthechange.asia/lead-the-change-give-it-back/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *