KHI TÌM MENTOR, ĐỪNG MANG TƯ DUY XIN KIẾN THỨC!

Trước khi tìm kiếm Mentor (Cố vấn) phù hợp để có thể “chọn mặt gửi vàng”, hẳn nhiều bạn cũng trăn trở về mối quan hệ Mentor – Mentee, tự hỏi bản thân cần làm gì để phát huy cao nhất tính hiệu quả của mối “nhân duyên tiền định” này. Đã có GIVE IT BACK ở đây, thấu hiểu sự lo lắng của bạn, vì thế hôm nay chúng mình sẽ giúp bạn hiểu rõ mối quan hệ “tiền định” này để bạn tận dụng tốt nhất cơ hội mình đang có nhé!

Mentorship – Khi hai ta về một nhà

Đầu tiên, bạn cần hiểu rằng cốt lõi mối quan hệ giữa bạn (Mentee) và người ấy (Mentor) chính là nền tảng của sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Thế nên, Mentorship là mối quan hệ hai chiều, lâu dài và mang tính phát triển.

Sẽ không công bằng khi nghĩ rằng trong mối quan hệ này, Mentee là người chỉ “nhận” và Mentor mới là người “cho” đi nhiều nhất đúng không nào?!
 

Vì ta cần nhau

Trong quá trình Mentoring, Mentee nhận được nhiều lợi ích từ sự chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết chuyên môn của Mentor. Quá trình này không đem đến cho Mentee quả cầu thủy tinh để biết trước tương lai của mình; Thay vào đó, Mentoring đem đến cho Mentee sự trưởng thành, sự tự tin cần thiết để tự xây dựng tương lai, tự nhìn ra con đường riêng trong mớ hỗn độn thông qua những chia sẻ kinh nghiệm và lời khuyên từ Mentor.

Đồng thời, Mentee sẽ đem lại các cách nhìn khác với những gì Mentor từng quen thuộc. Những góc nhìn đa chiều sẽ giữ cho Mentor luôn sát với thực tế và suy nghĩ cởi mở hơn. Mentor cũng được rèn luyện nhiều kỹ năng, cập nhật cho mình thông tin/ kiến thức về những công nghệ mới, những xu hướng mới của các lĩnh vực từ chính quá trình đặt câu hỏi cho Mentee.

Để mối quan hệ Mentoring hiệu quả – Phải làm sao?

Vai trò của một Mentor không phải giúp Mentee xử lý mọi vấn đề của cá nhân nên: 

🍀 Hãy chủ động lên kế hoạch và chuẩn bị thông tin sẵn sàng trước khi đến gặp Mentor. Mentee cần hiểu rõ bạn muốn gì thông qua việc Mentoring này và truyền đạt lại mục tiêu này tới Mentor. 

🍀 Hãy chú tâm lắng nghe những lời khuyên của Mentor trong mỗi buổi làm việc. Nếu Mentee có ý kiến khác, Mentee nên trao đổi với Mentor sau khi Mentor đưa ra lời khuyên thay vì giữ im lặng và không tôn trọng những lời khuyên của Mentor.

🍀 Hãy nỗ lực để khiến mối quan hệ giữa Mentor và Mentee là mối quan hệ hai bên cùng có lợi (win-win relationship). Mentee có thể chủ động tìm kiếm và chia sẻ với Mentor của mình những kiến thức mới mẻ, kết nối Mentor với những người có thể hỗ trợ cho Mentor trong một lĩnh vực nào đó. 

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hình dung được bức tranh cận cảnh về quá trình Mentoring và mối quan hệ Mentorship. Đừng quên rằng GIVE IT BACK vẫn đang gia hạn thời gian tuyển Mentee đợt 1 đến ngày 21/06/2020. Vì thế hãy nhanh tay nhấn vào link đăng ký Mentee bên dưới nhé! 

#GIVEITBACK #CungLeadTheChangedayluiCovid #LTCMentoring1on1

_________________________
📌Đăng ký là Mentee của dự án TẠI ĐÂY
📌Đăng ký là Mentor của dự án TẠI ĐÂY
📌Đội ngũ Mentor của dự án TẠI ĐÂY
📌Tham gia group GIVE IT BACK TẠI ĐÂY
📌Tìm hiểu thêm về chương trình TẠI ĐÂY
📌Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: giveitback@leadthechange.asia

One thought on “KHI TÌM MENTOR, ĐỪNG MANG TƯ DUY XIN KIẾN THỨC!

  1. Pingback: MENTORING ĐÂU CHỈ LÀ MỐI QUAN HỆ MỘT CHIỀU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *