Trong thập niên mới hiện nay, chúng ta phải thừa nhận rằng những vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa đang có một sự chuyển mình mạnh mẽ. Chính những sự thay đổi nhanh chóng đó buộc người trẻ chúng ta phải luôn ở thế chủ động nắm bắt những cơ hội, không ngừng học hỏi để tự tin thể hiện màu sắc cá nhân và đối diện với bất kỳ sự thay đổi nào. Và hòn đá chính là hình ảnh ẩn dụ hoàn hảo nhất cho quan điểm sống đó, nếu hòn đá ấy đứng yên một cách thụ động thì việc bị phủ đầy rong rêu sẽ xảy ra như một sự thật tất yếu. Nhưng làm sao hòn đá ấy có thể khoác lên mình lớp áo nhẵn bóng và tươi mới? Việc có cho mình một mối quan hệ Mentoring 1 on 1 có phải là một ý hay không? Không để các bạn chờ lâu nữa, GIVE IT BACK sẽ bật mí ngay dưới đây nhé!
Bà Carol S. Dweck – một nhà tâm lý học người Mỹ đã chỉ ra rằng thái độ là thước đo chuẩn xác hơn về sự thành công của bạn so với IQ. Thái độ của con người thường rơi vào hai loại: Fixed Mindset – Tư duy cố định và Growth Mindset – Tư duy cầu tiến. Những người mang Tư duy cố định thường mong muốn giả bộ thông minh, chính vì vậy thường có xu hướng ngại đối mặt với thử thách, dễ dàng từ bỏ khi gặp trở ngại, coi thường sự nỗ lực và chọn ngó lơ những lời nhận xét mang tính xây dựng.
Trái ngược hoàn toàn, những cá nhân sở hữu Tư duy cầu tiến luôn hướng đến thái độ cầu thị, mong muốn nắm bắt những thử thách, kiên trì đối mặt với thất bại, xem nỗ lực là con đường dẫn đến sự thông thái và luôn tìm kiếm lời nhận xét từ người các Mentor có kinh nghiệm.
- Critical thinking – Tư duy phản biện: Khả năng nắm bắt, phân tích, đánh giá thông tin, ý tưởng, tình huống và đặt câu hỏi để đưa ra quyết định và giải pháp
- Creativity – Tính sáng tạo : Khả năng tạo ra những ý tưởng hoặc khái niệm mới, đưa ra giải pháp mới cho một vấn đề, tạo ra liên kết mới giữa các ý tưởng, khái niệm sẵn có để hình thành giá trị hoặc mục đích chưa từng có.
Quá trình sáng tạo có 4 giai đoạn : chuẩn bị, ấp ủ, tỏa sáng, xác minh – kỹ năng sáng tạo và tư duy phản biện được sử dụng và bổ trợ cho nhau.
- Giai đoạn chuẩn bị: Ý tưởng không rơi từ trên trời xuống mà cần thu thập thông tin và học hỏi nhiều hết mức có thể. Trong giai đoạn này, bạn cần tập trung, khả năng lý luận và lên kế hoạch cụ thể để tập hợp thông tin cần dùng.
- Giai đoạn ấp ủ: Có thể bạn thấy bối rối khi bắt đầu quá trình sáng tạo bằng những kỹ năng của tư duy phản biện. Không sao cả, trong giai đoạn 2, đầu óc được thư giãn bằng cách đi dạo ngoài công viên hay sơn lại cánh cửa nhà bạn để giúp những ý tưởng nảy mầm.
- Giai đoạn tỏa sáng: Đây chính là khoảnh khắc “eureka” thần thánh. Những mối liên kết giữa các thông tin được hình thành và khi đạt đến ngưỡng của ý thức, ý tưởng sẽ lóe lên trong đầu và bạn sẽ tự hét lên với bản thân mình “Đúng rồi, chính nó”.
- Giai đoạn xác minh: Có được ý tưởng chưa phải là kết thúc đâu nhé. Bạn cần suy nghĩ cách để thuyết phục mọi người đồng tình với ý tưởng của bạn, nếu không sẽ chẳng ai tiếp nhận nó cả. Bật mí nè, ngoài tư duy phản biện ra, bạn cũng cần đến sự hỗ trợ của kỹ năng giao tiếp nữa đó.
- Communication – Kỹ năng giao tiếp : Khả năng chia sẻ thông tin, biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc và ý kiến một cách rõ ràng với người khác. Trong đó còn đòi hỏi khả năng lắng nghe tốt để thấu hiểu và phối hợp nhịp nhàng với mọi người.
- Collaboration – Kĩ năng hợp tác : Khả năng làm việc trong đội nhóm để đạt được mục tiêu chung, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm của nhóm.
Giao tiếp rõ ràng và “thoughtful” là cần thiết để hợp tác thành công. Vấn đề là, mọi người giao tiếp bằng cách khác nhau và một số người không cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi nói theo nhóm. Thúc đẩy việc giao tiếp rõ ràng và cởi mở có nghĩa là lưu tâm đến các phong cách giao tiếp khác nhau và điều chỉnh cách giao tiếp phù hợp.
Đây là những cách bạn có thể áp dụng:
- Giao tiếp với mọi người theo cách họ muốn giao tiếp. Ví dụ, những người nhút nhát, có thể thích giao tiếp bằng văn bản hơn giao tiếp bằng lời nói.
- Hãy cho mọi người cơ hội được nói. Nếu không làm như vậy, những người hay nói sẽ luôn chiếm “hào quang” của buổi họp và những người rụt rè sẽ chẳng bao giờ lên tiếng cả. Nhóm của bạn sẽ có thể mất đi những ý tưởng độc đáo và quý giá đấy.
- Nếu có thành viên là người không giỏi giao tiếp và bạn gặp khó khăn trong việc hiểu ý tưởng hoặc quan điểm của họ, hãy nỗ lực để hiểu họ. Điều này có thể được thực hiện riêng tư hoặc trong lúc họp, nhưng phải luôn khéo léo. Đừng hạ thấp suy nghĩ của ai đó chỉ vì họ gặp khó khăn trong việc nói rõ chúng.
Tóm lại, trong bối cảnh thế giới dịch chuyển nhanh chóng như hiện nay, 4 kỹ năng trên xuất hiện như một kim chỉ nam giúp người trẻ thêm tự tin, vững chắc để chinh phục các chặng đường tương lai. Để tỏa sáng như những “hòn đá lăn” bất chấp “rong rêu” và “bụi bẩn”, dàn Mentor “chất như nước cất” của GIVE IT BACK luôn sẵn sàng hỗ trợ và định hướng cho bạn! Tham gia dự án, bạn không những tự xây dựng hệ giá trị cho bản thân mà còn đang trực tiếp đóng góp vào QUỸ CỘNG ĐỒNG ỨNG PHÓ VỚI DỊCH COVID-19 của Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Cộng đồng LIN, góp phần hỗ trợ cho các NPOs bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 để cung cấp các nguồn hỗ trợ hiệu quả cho cộng đồng người yếu thế.
GIVE IT BACK vẫn đang gia hạn thời gian tuyển Mentee giai đoạn 1 đến ngày 21/06/2020. Vì thế hãy nhanh tay nhấn vào link đăng ký Mentee bên dưới nhé, chúng mình chờ bạn về Nhà! Tìm hiểu sứ mệnh dự án qua video này.
#GIVEITBACK #CungLeadTheChangedayluiCovid #LTCMentoring1on1
_________________________