Làm việc trong môi trường quốc tế là một mục tiêu mà rất nhiều bạn trẻ hướng đến. Ngoài việc học hỏi kiến thức và kĩ năng, các bạn còn có cơ hội được giao lưu văn hóa, được mở mang tầm nhìn và phát triển bản thân mình tối đa trong môi trường làm việc đa văn hóa. Tuy nhiên, những cơ hội đạt được khi làm việc ở môi trường quốc tế sẽ luôn đi kèm với những khó khăn. Để phần nào tháo gỡ những khó khăn ấy, hôm nay các Mentor của nhà GIVE IT BACK sẽ gửi những lời khuyên thật hữu ích dành cho các bạn đang và sẽ bước chân vào môi trường quốc tế đầy sôi động.
Môi trường quốc tế – Cơ hội hay thách thức ?
Đối với anh Nguyễn Phạm Minh Quang – nhà phát triển ứng dụng di động tại Aleph-labs Singapore, những thời gian đầu làm việc ở Singapore, quả là một thách thức với anh bởi sau hai tuần làm việc thì anh cảm thấy căng thẳng tột cùng vì không thể nào giao tiếp với các bạn nước khác. Các bạn Ấn thì nói quá nhanh, khi mình nói lại thì cách dùng từ ngữ và cấu trúc khiến các bạn không hiểu vì nó quá học thuật. Bạn bè thì cũng chẳng biết kiếm ai để tâm sự cả. Có những hôm thức dậy bản thân mình cũng không biết tại sao mình lại chọn con đường này, mình có nên quay đầu lại không. Sau một khoảng thời gian dài chìm đắm trong những cảm xúc suy nghĩ đó, anh bắt đầu ngồi lại với chính bản thân mình, ghi ra những điều khó khăn, lắng nghe cảm xúc của bản thân và có những hành động cụ thể sau đó. Sau khi qua được giai đoạn khủng hoảng đó thì anh cảm thấy rất là hạnh phúc với cuộc sống hiện tại và tận hưởng những cái thú vị ở một đất nước mới.
Khi so sánh giữa làm việc trong môi trường nội địa hay quốc tế, anh Tiến Nguyễn – chuyên gia tư vấn chiến lược tại Viện Tư vấn và Cố vấn Quản lý tại Ireland – đã nhận định rằng việc làm việc trong môi trường quốc tế giúp các bạn có thể rèn luyện bản thân và học hỏi nhanh hơn. Bởi ở chính môi trường này, các bạn được tiếp cận những góc nhìn đa chiều từ đó có thể tiếp thu thêm kiến thức mới. Đồng thời, việc giao lưu văn hóa, tiếp xúc với những đối tác nước ngoài thách thức niềm tin cố hữu của bản thân về văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế. Các bạn trẻ phải tự kiểm chứng và từ đấy tìm ra giá trị sống cho chính mình.
Thế mới thấy rằng bên cạnh cơ hội, môi trường quốc tế cũng đem lại nhiều thử thách. Khi bước vào một môi trường mới, có những quy tắc, luật lệ, văn hóa khác hẳn cần thời gian cùng với đó là sự tập trung, kiên nhẫn để nắm bắt tốt. Ngoài ra, sự đòi hỏi cao về tính kỉ luật cũng như tinh thần xông xáo sẽ dễ gây nản lòng cho các bạn trẻ.
Kỹ năng nào thật sự cần thiết cho các bạn trẻ để làm việc tốt trong môi trường quốc tế ?
Anh Tiến Nguyễn cho rằng:
Ngoài ra, kỹ năng tư duy độc lập và phản biện cũng được anh Tiến Nguyễn đề cao. Anh cũng chân thành khuyên các bạn trẻ nên đầu tư vào việc học ngoại ngữ, nên biết ít nhất 3 ngôn ngữ để tăng sự cạnh tranh của bản thân mình trong môi trường quốc tế. Bên cạnh kĩ năng và kiến thức, anh Tiến Nguyễn cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của rèn luyện sức khỏe; một sức khỏe tốt giúp các bạn có thể học hành làm việc tốt, đặc biệt ở một môi trường quốc tế áp lực cao. Lời kết với bài chia sẻ của mình, anh cho rằng dù làm việc ở đâu, phải luôn tự hào về dân tộc Việt Nam của mình.
Nói đến những chia sẻ của anh Nguyễn Phạm Minh Quang, những khó khăn ban đầu đã giúp anh rút ra hai bài học mà anh nghĩ nó thật sự cần thiết cho các bạn trẻ.
- Nhìn lại bản thân mình mỗi ngày, mỗi tuần: Đây là một trong những điều quan trọng nhất các bạn cần phải làm để hiểu rõ bản thân mình. Ngồi suy ngẫm lại về 1 ngày/tuần của mình, cảm xúc của mình thế nào, những gì mình đã làm tốt, những gì mình cần cải thiện. Không phán xét bản thân mình mà nhìn lại với tất cả sự yêu thương và trân trọng. Những gì không làm tốt mình sẽ nhìn nhận và học hỏi thêm. Những gì đã làm tốt thì duy trì và phát triển. Chỉ khi hiểu mình thì các bạn mới biết mình cần phải làm gì tiếp theo.
- Tập tư duy phản biện: tập tư duy lại những gì mình học, chọn lọc lại những cái phù hợp với bản thân. Với kiến thức mới, mình gắn kết nó với những trải nghiệm trong cuộc sống xem mình hiểu hết tầng tầng lớp lớp những ý nghĩa bài học trong cuộc sống chưa. Khi học xong thì mình có thể áp dụng bài học đó vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống như thế nào.
Bên cạnh đó, các bạn trẻ cũng cần phải lưu ý rằng:
- Lúc nào cũng luôn nhắc nhở bản thân mình về ý nghĩa cuộc sống, về lý do mình bắt đầu con đường này.
- Tìm cho mình một người thầy, người Mentor để giúp cho bản thân mình thấy được những điểm mù, cũng như có người chia sẻ cảm xúc, khó khăn, chỗ dựa tinh thần khi ở nơi đất khách.
Bật mí cho các bạn, anh Nguyễn Phạm Minh Quang và anh Tiến Nguyễn đều là Mentor của dự án GIVE IT BACK. Nếu các bạn muốn được nghe thêm những kinh nghiệm khi làm trong môi trường quốc tế cùng với những sẻ chia đầy chân thành từ những anh/chị đi trước, đừng ngại ngần gì nữa hãy tham gia làm Mentee của dự án chúng mình ngay nhé. Tham gia vào group GIVE IT BACK của chúng mình để học hỏi thêm lời khuyên của các Mentor khác nữa nhé!
Dự án của chúng mình vẫn còn tiếp tục tuyển Mentee cho đến 21/06 này. Click vào đường link ở bên dưới, để có thể gặp được những Mentor tài giỏi nha!
#GIVEITBACK #CungLeadTheChangedayluiCovid #LTCMentoring1on1
_________________________
📌Đăng ký là Mentee của dự án: http://bit.ly/GIB20_Mentee
📌Đăng ký là Mentor của dự án: http://bit.ly/GIB20_Mentor
📌Đội ngũ Mentor của dự án: https://bitly.com.vn/9B0TI
📌Tham gia group GIVE IT BACK: http://bit.do/GIVEITBACKGroup
📌Tìm hiểu thêm về chương trình: https://leadthechange.asia/lead-the-change-give-it-back/
📌Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: giveitback@leadthechange.asia