Cố vấn là gì ?
Theo Michael Zey (The Mentor Connection), cố vấn là một mối quan hệ mang tính phát triển, trong đó, “Người cố vấn (Mentor) giám sát công việc kinh doanh/sự nghiệp và phát triển của người được cố vấn (Mentee) thông qua việc giảng dạy, tư vấn, hỗ trợ tâm lý, bảo vệ, đôi lúc là nâng đỡ hoặc tài trợ.”
Từ khóa trong định nghĩa trên là “mối quan hệ mang tính phát triển.” Cố vấn liên quan đến việc hỗ trợ một người phát triển về mặt sự nghiệp và cá nhân. Người cố vấn và người được cố vấn đạt được điều này qua việc xây dựng và duy trì mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.
Sự khác biệt giữa Cố vấn và Huấn luyện là gì?
Việc huấn luyện được thiết kế nhằm đạt được kỹ năng hay kiến thức nhất định nào đó. Trong hệ thống này, các cá nhân được làm việc với các chuyên gia làm việc để đảm bảo việc học được kỹ năng hoặc kiến thức cụ thể. Huấn luyện chú trọng vào công việc, không phải cá nhân. Có thể nói huấn luyện viên đóng vai trò như người giáo viên.
Mặt khác, hệ thống cố vấn thúc đẩy phát triển sự nghiệp bằng cách ghép đôi các cá nhân với các người cố vấn. Cố vấn tập trung vào sự phát triển toàn diện của người được cố vấn và mang lại nhiều hơn một kỹ năng hoặc kiến thức cụ thể nào đó. Cố vấn đòi hỏi mối quan hệ vừa mang tính công việc vừa mang tính cá nhân. Nói một cách khác, người cố vấn đóng giống như vai trò người khuyên bảo.
Với hệ thống cố vấn, người được cố vấn có được một môi trường an toàn để chia sẻ bất cứ điều gì ảnh hưởng đến sự thành công trong sự nghiệp và cá nhân của họ. Mặc dù mục tiêu học hỏi hoặc năng lực cụ thể có thể là nền tảng để tạo dựng mối quan hệ này, các vấn đề khác như cân bằng công việc và cuộc sống, sự tự tin, nhận thức bản thân,… cũng được tập trung trong quá trình cố vấn.
Vai trò của người cố vấn
Người cố vấn đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ cố vấn. Người cố vấn tạo điều kiện cho sự phát triển của những người được cố vấn theo những cách sau:
- Giảng dạy
- Tài trợ
- Trao quyền
- Tư vấn
- Ủng hộ, cổ vũ
Muốn hiểu rõ hơn về Mentoring; làm thế nào để xây dựng và duy trì mối quan hệ Mentoring hiệu quả, bạn hãy xem qua Mentoring Guideline được soạn bởi anh Huỳnh Công Thắng – Sáng lập Lead The Change tại đây nhé!
Các mô hình Mentoring
1. Mô hình Mentoring dựa trên nguồn tiềm lực
Mục tiêu chính của mô hình là huy động nguồn tiềm lực tình nguyện của các Mentor và Mentee có thể khai thác nguồn lực đó bằng việc chủ động liên lạc và xin hỗ trợ của Mentor. Sự lệch pha giữa Mentor và Mentee là hạn chế của mô hình này bởi sự thiếu hỗ trợ sát sao.
2. Mô hình Mentoring theo nhóm
Mentoring theo nhóm là mô hình yêu cầu một Mentor phải thực hiện công việc với từ 4 – 6 Mentees một lúc. Mentor và các Mentee trong group hỗ trợ lẫn nhau để học, phát triển các kiến thức và kĩ năng cần thiết. Điểm khó của mô hình Mentoring này chính là việc duy trì cuộc gặp gỡ thường xuyên cho cả nhóm. Mentoring theo nhóm cũng khó giúp tạo quan hệ cá nhân.
3. Mô hình Mentoring dựa trên huấn luyện
Mô hình này gắn bó trực tiếp với một chương trình huấn luyện. Một Mentor sẽ được cấp thực hiện công việc với một Mentee và trực tiếp giúp Mentee này phát triển một kỹ năng nghề nghiệp cụ thể được dạy trong chương trình. Mentoring dựa trên huấn luyện là mô hình ít được áp dụng vì nó tập trung vào một môn học nhất định và không giúp Mentee phát triển được toàn diện kỹ năng.
4. Mô hình Mentoring cho cấp quản lý, điều hành
Ở một công ty hoặc tổ chức, mọi nhân viên, quản lý, người điều hành trong tổ chức có thể tìm đến một Mentor ở cấp cao hơn, không nhất thiết cùng phòng ban, để tạo mối quan hệ và học hỏi từ người đó. Mô hình này cũng thích hợp với các tổ chức, công ty quy mô lớn nhỏ. Tuy vậy, mô hình này có khả năng vấp phải thất bại lớn bởi sự áp đặt chủ quan của người quản lý thiếu hiểu biết và trải nghiệm về Mentoring trong quá trình cố vấn cấp dưới của mình.
5. Mô hình Mentoring 1 on 1
Là loại hình phổ cập nhất và hiệu quả nhất, theo đó, một Mentor sẽ được ghép cặp với một Mentee. Đây cũng là loại hình được ưa thích hơn cả vì nó giúp cả hai bên cùng trưởng thành, tăng trưởng mối quan hệ cá nhân, cho phép giúp đỡ và hỗ trợ những người được cố vấn tăng trưởng cá nhân tốt dựa trên sự hỗ trợ cá nhân của Mentor.
Và chính sự tối ưu mô hình này đem lại, GIVE IT BACK đã chọn mô hình MENTORING 1 on 1 cho dự án của mình.
Chúng mình hi vọng thông tin từ bài viết này phần nào giúp gỡ rối thắc mắc của các bạn. Các bạn có thể hoàn toàn yên tâm để click vào đường link cuối bài viết để tham gia GIVE IT BACK rồi, phải không nào ?
#GIVEITBACK #CungLeadTheChangedayluiCovid #LTCMentoring1on1
_________________________